- Nơi thường phát hiện thấy mối là những bộ phận tiếp xúc với mặt đất hoặc gần mặt đất như: khung cửa gỗ, chân tường, góc tường nhà, sàn nhà tầng một, bậc thềm, các cột nhà có một phần chôn xuống đất, gỗ ốp tường, cầu thang, ổ cắm điện, những nơi thường xuyên ẩm ướt như: nhà tắm, nhà vệ sinh, ống nước rò rì, cống rãnh hoặc khe lún của công trình…
- Đối với đồng ruộng, bãi đất trống, các dấu hiệu nhận biết sự hoạt động của mối bao gồm: một phần tổ mối nhô lên mặt đất; đường mui của mối trên gốc, thân cây hoặc thấy có cá thể mối ở các đống rác, cành cây mục…
2 Đặc điểm nhận biết mối
2.1 Đặc điểm nhận biết có sự hoạt động của mối thể hiện bên ngoài
- Mối thường đi lại từ nơi này đến nơi khác kiếm ăn và đào những đường hầm ngầm trong gỗ. Trong tường công trình, đường hầm của chúng thường xuyên qua chỗ rỗng, xốp, nơi tiếp giáp giữa lớp gạch và lớp trát bên ngoài tưởng, thành đường hầm luôn có vết đất do mối đắp. Nếu trên đường đi của mối có những chướng ngại vật mà chúng không thể đục xuyên qua được, chúng buộc phải bò ra bên ngoài vật thể thì chúng phải xây dụng đường mui (ống bằng đất) để bảo vệ.- Trong quá trình đào hang trong gỗ, chúng có thể lấy đất thấm nước bọt để bịt kín những nơi đường hầm hở ra ngoài không khí, như: lô vũ hóa của các loài cánh cứng, các loài ong; những nơi có khuyết tật của gỗ như: vết nứt nẻ của gỗ hoặc kẽ mộng giữa cột và kèo, những chỗ tiếp giáp giữa gỗ với gỗ, gỗ với tường.
- Đường mui và các vết nứt mà mối cần bịt kín trên đường đi đều do mối thợ xây dựng, mối lính đi thăm dò, bảo vệ. Với những đường mui mới có mối sống đi lại bên trong thì thưởng ẩm và liên tục, không bị nứt nẻ, bong tróc. Ngược lại, đường mui cũ không có mối đi lại bên trong thường khô, nứt nẻ, có khi bị bong ra từng đoạn.
- Dựa vào những biểu hiện trên, mối có thể bị phát hiện trực tiếp bằng mắt thường hay gián tiếp từ dấu hiệu hoạt động của chúng trên công trình.
- Đối với nhóm mối gỗ khô, dấu hiệu bên ngoài có thể thấy là các lỗ nhỏ có đường kính khoảng 1mm trên bề mặt gỗ hoặc các viên phân dạng hạt gỗ nhỏ có đường kính khoảng 0,5mm rơi ở dưới nơi có tổ.
2.2 Đặc điểm nhận biết mối ăn ngầm bên trong
- Khi kiểm tra trên tường và những cấu kiện bằng gỗ khác mà không thấy đường mui hay các vết đất bịt kín các vết nứt nẻ trên gỗ và trên các kẽ mộng do mối tạo nên… (như đề cập ờ mục 2.1) thì dùng búa gõ vào bộ phận bằng gỗ tạo ra những âm thanh khác nhau để phát hiện mối. Nếu tiếng kêu phát ra nghe bồm bộp không chắc, không đanh là biểu hiện bên trong bị rỗng, cần phải xem xét kỹ hơn liệu có mối đang gặm gỗ bên trong hay không (cần chú ý phân biệt hiện tượng này với trường hợp cây gỗ rỗng ruột, phát ra tiếng kêu tương tự khi gõ vào nhưng không có mối hoạt động bên trong). Lúc này, sử dụng máy dò âm hoặc dao nhọn hoặc tuốc nơ vít xăm, chọc vào gỗ để tìm cá thể mối.
- Phải kiểm tra tất cả các tầng và tầng mái trên cùng của công trình, vì nhiều trường hợp mối không bị phát hiện ờ tầng 1, tầng 2 nhưng lại xuất hiện ờ tầng cao hơn trong quá trình xây dựng.
- Trên đây là một số đặc điểm để nhận biết có sự hoạt động của mối thể hiện bên ngoài và hoạt động ngầm bên trong. Việc phát hiện mối sớm rất có ý nghĩa. Khi phát hiện mối sớm sẽ tổ chức diệt mối ngay làm giảm tác hại của mối. Nếu không phát hiện được sớm để mối phá hoại trong thời gian dài thì hậu quả để lại rất lớn. Chính vì thế hãy tìm một cửa hàng có bán các loại thuốc diệt mối để mang lại hiệu quả cao trong việc phòng và diệt mối nhé.